Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Điểm chuẩn trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh những năm gần đây

Nguồn: http://vietnammoi.vn/chi-tieu-2018-va-diem-chuan-3-nam-gan-nhat-cua-dh-bach-khoa-tp-hcm-81552.html

Theo phương án tuyển sinh vừa được công bố, ĐH Bách khoa TP HCM dự kiến tuyển sinh 3.640 chỉ tiêu đào tạo đại học chính quy, 690 chỉ tiêu chương trình tiên tiến, chất lượng cao.

Trong đó, phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP HCM (dự kiến) sẽ là phương thức mới của năm 2018 bên cạnh ba phương thức đã được tổ chức vào năm 2017.

Năm 2018, 4 ngành Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật tàu thủy và Kỹ thuật nhiệt không còn tuyển sinh chung với các nhóm ngành khác nên sẽ có chỉ tiêu và điểm chuẩn riêng.

Dự kiến thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng một hoặc kết hợp nhiều phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2018.

Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2018; xét tuyển các học sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu trên toàn quốc và học sinh các trường THPT thuộc nhóm 100 trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao; Xét tuyển thẳng các thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, giải Khoa học kỹ thuật quốc gia,… (theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT) ; xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực của ĐH Quốc Gia TP HCM.

Về điểm chuẩn, năm 2017, nhóm ngành Khoa học Máy tính, Kỹ thuật máy tính có điểm trúng tuyển cao hơn cả so với các ngành còn lại, lên tới 28 điểm. Đây cũng là ngành có sự biến động về điểm số lớn so với năm trước đó, cụ thể, điểm trúng tuyển tăng 2,5 điểm so với năm 2016.

Các ngành, nhóm ngành hệ đại học chính quy có điểm trúng tuyển thấp nhất vào năm 2017 của Đại Bách khoa TP HCM là 20 điểm.

Dưới đây là chỉ tiêu dự kiến năm 2018 và điểm chuẩn cụ thể trong 3 năm gần nhất của Đại học Bách khoa TP HCM:




 
>> Xem thêm các tin về chỉ tiêu tuyển sinh và điểm chuẩn đại học các năm: http://vietnammoi.vn/chu-de/chi-tieu-tuyen-sinh-dai-hoc-2018-va-diem-chuan-dai-hoc-cao-dang.topic

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Sinh viên dậy sóng trước tin ĐH Tôn Đức Thắng gửi điểm cho phụ huynh qua điện thoại.

Sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng "buồn vui lẫn lộn" và tranh luận sôi nổi trên mạng sau khi điểm số của mình được nhà trường gửi cho phụ huynh qua tin nhắn điện thoại.

Trường Tôn Đức Thắng từng được biết đến là một trong số ít những ngôi trường với những quy định "độc" như yêu cầu như sinh viên mặc đồng phục, áo dài vào ngày quy định của trường, chào cờ vào đầu tuần...

Vừa qua, sinh viên trường này lại xôn xao khi điểm số học kỳ của họ được nhà trường gửi thẳng tới phụ huynh qua tin nhắn điện thoại.

Tin nhắn thông báo điểm của sinh viên trường Tôn Đức Thắng cho phụ huynh




Trên mạng xã hội, nhiều sinh viên tỏ ra "lo lắng" và cho rằng cách quản lý như vậy là chưa hợp lý. Bạn H.N. chia sẻ: “Trường rảnh quá, lớn cả rồi chứ nít nôi gì nữa đâu. Chăm như con nít”.

Trong khi đó, nhiều sinh viên lại tỏ ra thích thú trước cách quản lý "có một không hai" của Đại học Tôn Đức Thắng.

“Cũng hay mà, vì chỉ có Trường Tôn Đức Thắng là đặc biệt như vậy”, Lê Thư (sinh viên trường Tôn Đức Thắng) bày tỏ quan điểm.

Bạn K.D. thì hài hước nhớ lại "sổ liên lạc" thời tiểu học: “Hồi xưa sổ liên lạc là nỗi ám ảnh, bây giờ trực tiếp gửi tận số điện thoại. Thôi rồi, nửa học kì buông thả của tôi.”

Bạn Nghiệt Hồ hài hước nói: “Mới ăn xong cái Tết chưa kịp tận hưởng hết thì gia đình tan nát, tình cảm cha mẹ - con cái rạn nứt rồi các cô các cậu à.”

Còn Tuyết Lê hóm hỉnh chia sẻ: “Trường người ta lì xì cho học sinh. Còn trường mình lì xì cho phụ huynh”.

"Một đàn vịt 200 con đang chờ em, về lấy chồng sớm thôi các bạn... Những viễn cảnh đầy mộng mơ khi chờ lời phản hồi từ phía phụ huynh," một sinh viên khác hài hước bình luận.

Cùng xem một số những phản hồi sôi nổi từ phía các bạn sinh viên sau khi điểm số của mình được nhà trường gửi cho bố mẹ:


Sinh viên xôn xao vì trường thông báo điểm cho phụ huynh


Nhiều bình luận hài hước.


Nhiều sinh viên vẫn chưa tin rằng điểm của mình đã được trường gửi tới phụ huynh.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

10 điều đại kị trong ngày Rằm tháng Giêng mà bạn nên biết

Trẻ con khóc hay làm vỡ đồ ngày Rằm tháng Giêng có thể mang đến cho gia đình bạn nhiều xui xẻo.

Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt, cũng là ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Vào ngày này, mọi người thường lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành cho gia đình.

Rằm tháng Giêng năm nay rơi vào ngày 12 tháng 1 Dương lịch. Ngày này thích hợp cho việc đính hôn, cúng tế, cầu phúc, cầu tự, tắm gội, nhận con nuôi, thăm hỏi người thân bạn bè, nhập học, chữa bệnh, đào giếng, xây đắp ao hồ, mua gia súc. Kị kết hôn, nhập trạch, tang lễ, an táng. Tuy nhiên, nếu cần làm việc gì bạn nên xem kĩ để chọn giờ cho phù hợp.

Ngoài ra vào ngày này hàng năm còn có một số kiêng kị mọi người nên biết để có một năm thuận lợi, nếu tránh được sẽ tốt cho vận khí của bạn và gia đình.

1. Trẻ con khóc sẽ làm gia đình không may mắn, dễ xảy ra một số việc không mong muốn, vào ngày này cha mẹ không nên để con cái khóc nhiễu.

2. Tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn.

Làm vỡ đồ ngày Rằm tháng Giêng có thể đem đến nhiều xui xẻo. Ảnh minh họa


3. Kiêng đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém.

4. Mang ít tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất mát tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi.

5. Rằm tháng Giêng không được cho người khác mượn tiền, nếu bạn cho mượn nghĩa là bạn cũng cho đi tài khí của mình.

6. Không được để thùng gạo trong nhà lộ đáy, thùng gạo trống rỗng chẳng khác gì nhà bạn sẽ đói kém.

7. Chú ý không để quần áo bị rách, theo quan niệm xưa thì nếu quần áo rách, năm tới bạn sẽ bị vận rủi đeo bám.

8. Ngày này không được sát sinh, nếu không tài vận suy giảm, gặp tai nạn, bệnh tật.

9. Tránh mặc đồ màu trắng và màu đen vì hai màu này liên quan đến người đã mất. Người mặc hai màu đen trắng vào ngày này làm việc gì cũng khó thành.

10. Họa từ miệng mà ra, lời đã nói ra không thu lại được. Vì vậy không nói lời hạ tiện và nói “sạch“ bạn nhé.

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Rằm Tháng Giêng ( Tết Nguyên Tiêu): kinh nghiệm chuẩn bị mâm cổ chỉnh chu nhất

>>> Tìm hiểu thêm về Rằm Tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu):  http://vietnammoi.vn/chu-de/ram-thang-gieng-va-nhung-dieu-can-biet.topic

 Kinh nghiệm làm cỗ cúng Rằm tháng Giêng của nghệ nhân Ánh Tuyết sẽ giúp gia đình bạn biết cách làm mâm cỗ cúng Rằm sao cho tươm tất, đúng chuẩn.

Xung quanh câu chuyện Tết Nguyên Tiêu - Rằm tháng Giêng, bà Ánh Tuyết, nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực ẩm thực được Nhà nước phong tặng, cho rằng, đây được coi là thời điểm người dân ăn thêm một ngày Tết nữa, nên mâm cỗ được chuẩn bị rất chu đáo.


"Mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng nên đầy đủ 5 vị chua, cay, mặn, ngọt, chát. Tuy nhiên, các gia đình có thể tùy nghi biến tấu sao cho mâm cỗ gia đình phong phú, phù hợp với khẩu vị riêng". Ảnh: Phụ nữ Việt Nam


Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán, mỗi gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng khác nhau, tức là tùy tiền biện lễ, có khả năng đến đâu thì làm lễ như vậy.

Điều quan trọng là mọi người đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên và cầu mong một năm an lành, may mắn.

Bà Ánh Tuyết cũng chia sẻ cách làm mâm cỗ Rằm tháng Giêng đơn giản nhưng đầy đủ dinh dưỡng cũng như đáp ứng được tiêu chí về mặt thờ cúng tâm linh.


Nghệ nhân ưu tú ẩm thực dân gian Ánh Tuyết. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nghệ nhân này chia sẻ: “Mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng cơ bản có một con gà trống, đây là vật tế trong nghi lễ truyền thống. Tiếp đó là bánh chưng, tượng trưng cho sự vuông tròn của trời đất.

Món thứ 3 là xôi gấc. Không chỉ có màu đỏ giúp mâm cỗ thêm đẹp mắt mà theo quan niệm dân gian, màu đỏ của xôi gấc sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

Tiếp theo trong mâm cỗ là chân giò bó luộc; dưa món; chè kho... Mâm cỗ phải có vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của chè kho.

Tuy nhiên, các bà nội trợ có thể tùy nghi biến tấu sao cho mâm cỗ gia đình phong phú, phù hợp với khẩu vị riêng của gia đình.

Xôi gấc là món phổ biến trong mâm cỗ cúng rằm tháng giêng. Ảnh: Homnayangi


Ngoài ra, người làm cỗ cũng có thể làm các món có tính mát, dễ ăn, sau khoảng thời gian bổ sung quá nhiều bánh chưng, giò chả, đồ xào mỡ dịp Tết Nguyên đán. Đó là các món cá hấp, cá nấu riêu kèm thêm rau sống.

Các đầu bếp cũng có thể trổ tài với món cuốn như cuốn thang, cuốn bỗng, hành cuốn củ quả… hoặc món thịt lợn luộc cuốn kèm thêm khế, rau thơm, lạc rang, chuối xanh...

Nhiều gia đình quan niệm, mâm cỗ cúng bắt buộc phải có giò chả, thịt bò xào…nhưng theo tôi, người dân đã ăn các món đó quá nhiều vào ngày Tết. Nay nhìn mâm cỗ như vậy không ai muốn ăn, bỏ thừa sẽ gây phí phạm”.

Trước ý kiến cỗ cúng Rằm của người Hà Nội phải đầy đủ 8 đĩa, 5 bát mới đúng lễ nghi, nghệ nhân Ánh Tuyết cho biết: “Hình thức cúng như vậy nói lên sự cầu kỳ trong chế biến món ăn của người Hà Nội cổ. Nhưng hình thức này chỉ nằm trong gia đình có điều kiện, tức là 'Phú quý sinh lễ nghĩa'.

Với gia đình lao động, bày biện như vậy, họ lấy đâu tiền mà làm? Tôi quan niệm, 'tùy tiền biện lễ', tức là có bao nhiêu thì làm mâm cơm bấy nhiêu, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy”.

Bên cạnh đó, bà Ánh Tuyết cũng chia sẻ thêm: “Nhiều người cho rằng, trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng phải có bánh trôi với ý nghĩa cho mọi việc trôi chảy, suôn sẻ.

Nhưng ở Hà Nội xưa, trong mâm cỗ truyền thống không hề có bánh trôi. Người Hà Nội chỉ cúng bánh trôi vào dịp Tết Hàn thực (mùng 3/3 âm lịch) hay ngày Giết sâu bọ (mùng 5/5 âm lịch).

Sau này, nhiều người ở tỉnh thành khác về, mới du nhập món này vào mâm cơm cúng Rằm tháng Giêng”.

Giúp gia chủ cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ và đúng chuẩn nhất

Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, luôn là một ngày lễ tâm linh quan trọng của người dân cả nước.
Mâm cơm ngày Tết Nguyên tiêu


“Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là những câu thành ngữ nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng. Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên không nhiều người biết đến ý nghĩa, cách chuẩn bị đồ lễ và văn khấn trong ngày lễ Tết này.

Lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường.

Vào dịp này, những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán được ăn Tết bù...

Ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau.

Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).

Cúng rằm tháng Giêng ngày 14 có được không?


Có thể cúng rằm tháng Giêng bằng cả cỗ chay.

Vào ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm. Ngoài tới chùa, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng tại nhà.

Cúng trong nhà tại gia đình

Thông thường, các gia đình sẽ cúng một mâm cỗ tới thần linh và gia tiên. Thời điểm cúng có thể vào đêm 14, giờ Ngọ ngày 15 hoặc tối ngày 15 tháng Giêng âm lịch.

Mâm cơm cúng gồm gà luộc, hoa quả, các món ăn cổ truyền tương tự như ngày Tết. Một số gia đình tín Phật, thường cúng thêm mâm cỗ chay.

Điểm đáng lưu ý, trong mâm cỗ cúng này, cần có thêm các món khá đặc biệt là bánh trôi nước, bánh chay và đĩa đậu kho đường.

Việc cúng các vật phẩm này nhằm mục đích suôn sẻ… nhưng có lẽ xuất phát sâu xa hơn, đây là thời điểm các sản vật nông nghiệp đã đầy đủ như gạo nếp, đậu… để dâng thần linh?

Cúng ngoài trời

Như trên đã nói việc cúng ngoài trời tại gia đình trong ngày này có thể có hai ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là cúng trời, cúng thần linh cai quản theo năm. Khác với cúng trong nhà là cúng thần bản thổ và gia tiên. Nghĩa thứ hai, nếu năm đó gia chủ gặp năm tuổi, sao hạn, thì cũng có thể dâng sớ, cúng cầu tai qua nạn khỏi.

Tuy nhiên, việc thờ cúng nên dành ở việc thành tâm.

Đối với cúng thần linh, với mỗi vị đều có những thủ tục, văn khấn khác nhau. Còn đơn giản nhất, chỉ là một mâm hoa quả, có thể thêm bánh trôi, bánh chay và đậu kho như cúng trong nhà.

Mặc dù vậy, do điều kiện cuộc sống, hiện nay mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.
Những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng.

Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………. ……………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Những kiêng kị khi cúng rằm tháng Giêng

Gia đình nào có chủ sự vướng hạn Cửu Diệu: La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô… nếu không an tâm, có thể đi xin sớ giải hạn. Có thể thêm đĩa gạo, muối, bỏng gạo… cúng các hương linh cô thổ ngoài ban công. Lưu ý, nếu cúng như vậy, nhớ thắp hương xong thì đóng cửa ban công cho đến khi tàn hương.