Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Hầu hết ngân hàng đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ

Mặc dù hầu hết ngân hàng đều có kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2018 nhưng chặng đường tăng vốn có vẻ còn nhiều khó khăn khi mới có khoảng 7/22 ngân hàng tăng vốn điều lệ sau nửa đầu năm.
tang von ngan hang len ke hoach nhieu nhung thuc hien chang bao nhieu
Tăng vốn ngân hàng: Lên kế hoạch thì nhiều nhưng thực hiện chẳng bao nhiêu (Ảnh minh hoạ)

Trước môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường dịch vụ ngân hàng và hướng tới áp dụng chuẩn Basel II, tăng vốn trở thành mục tiêu phấn đấu của hầu hết ngân hàng. Nhu cầu này trở nên cấp bách hơn khi NHNN đề ra kế hoạch chính thức áp dụng Basel II vào năm 2020, tức còn chưa đầy 2 năm nữa.

Kế hoạch tăng vốn bỏ ngỏ

Năm 2018, gần như tất cả ngân hàng trong hệ thống đều đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ. Theo khảo sát của người viết, chỉ có 4/22 ngân hàng (bảng dưới đây) không đặt mục tiêu tăng vốn trong năm gồm: Sacombank, Eximbank, VietA Bank và Ngân hàng Bản Việt. Đây là nhóm các ngân hàng đang trong quá trình tập trung xử lý nợ và tái cơ cấu ngân hàng.

Trong khi đó, VietinBank và Vietcombank không công bố con số chính xác khi còn phải chờ vào quyết định Nhà nước.

Tổng số vốn tăng trong kế hoạch của 16 ngân hàng theo thống kê ước trên 63,5 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 38%.

tang von ngan hang len ke hoach nhieu nhung thuc hien chang bao nhieu
Vốn điều lệ các ngân hàng tại 30/6/2018 (Nguồn: DB tổng hợp)

Tuy nhiên theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính được công bố, chỉ có 4 ngân hàng điều chỉnh vốn điều lệ trong 6 tháng đầu năm 2018 gồm SHB, ACB, LienVietPostBank, TPBank, Bac A Bank. Mặc dù có tăng vốn điều lệ nhưng thay đổi này chưa đạt đến mức kế hoạch đặt ra và câu trả lời phải đợi hành động của các ngân hàng trong nửa còn lại của năm.

VPBank cũng đã thực hiện phát hành hơn 900 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 15.706 tỷ lên 24.962 tỷ đồng vào cuối tháng 6. Số cổ phiếu này cũng đã được niêm yết bổ sung trên sàn HOSE nhưng ngân hàng vẫn chưa cập nhật số vốn điều lệ mới.

Trong khi đó mới đây, Techcombank hoàn thành bước cuối cùng trong quá trình tăng vốn lên 34.966 tỷ đồng bằng việc phát hành hơn 2,3 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chính thức sửa đổi số vốn điều lệ trên giấy phép kinh doanh. Như vậy Techcombank là ngân hàng đầu tiên thực hiện xong kế hoạch tăng vốn của mình năm nay.

Nhiều phương thức tăng vốn

Kế hoạch tăng vốn được các ngân hàng xác định ngay đầu năm và thông qua vào đại hội cổ đông thường niên. Mỗi ngân hàng có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các phương thức để thực hiện việc tăng vốn như trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, phát hành riêng lẻ cổ phiếu, mua bán sáp nhập.

Ngân hàng Bắc Á, LienVietPostBank, MBBank, VietBank, NCB, Kienlongbank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. SeABank, SHB lại dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn. HDBank hướng tăng vốn bằng cách chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông và phát hành cổ phiếu cho nhân viên (ESOP).

Ngân hàng OCB sử dụng kết hợp, tăng vốn bằng phát hành thêm cổ phiếu và cổ phiếu thưởng thêm 1.700 tỷ đồng và phát hành riêng lẻ có chọn lọc khoảng 800 tỷ đồng. SCB tăng vốn từ quỹ dự trữ tăng vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại.

VPBank chia kế hoạch tăng vốn thành hai phần: chia cổ tức và cổ phiếu thưởng cho cổ đông (đã hoàn thành) và phát hành cổ phiếu riêng lẻ với tỷ lệ tối đa 15%.

VIB cũng kết hợp hình thức phát hành riêng lẻ cổ phiếu tối đa 10% vốn điều lệ (56 triệu cp) và chia cổ phiếu thưởng với mức tối đa 245 triệu cp để tăng vốn. Tuy nhiên, nhà băng này cũng chưa có dấu hiệu bắt đầu thực hiện kế hoạch.

"Ông lớn" cũng gặp khó

Ba "ông lớn" nhà nước là những ngân hàng khá coi trọng vấn đề tăng vốn và "loay hoay" tìm cách thực hiện trong nhiều năm qua mặc dù chưa đạt được kết quả như mong muốn.

BIDV kế hoạch tăng vốn lên 38.632 tỷ đồng trong năm nay bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu (tiếp tục kế hoạch chưa hoàn tất trong năm 2017). Ngân hàng cho biết do điều kiện thị trường không thuận lợi, tiến độ phê duyệt của các cơ quan quản lý kéo dài nên kế hoạch trên không thực hiện được trong năm 2017.

VietinBank xác định tăng vốn chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu do tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tại ngân hàng đã gần như kín. Phương án vẫn đang chờ phê duyệt từ NHNN.

Về Vietcombank, ngân hàng cho biết NHNN đã chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ 10% cho cổ đông nước ngoài (tối đa 10 nhà đầu tư). Dự kiến nhà đầu tư chiến lược Mizuho sẽ tiếp tục mua để đảm bảo tỷ lệ sở hữu.

Kế hoạch đã được nêu ra nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa thật sự cho thấy nhiều tiến triển của quá trình tăng vốn các ngân hàng.

Tính cấp bách và những lợi ích của việc tăng vốn như nâng cao năng lực tài chính, mở rộng tín dụng,... Là không cần bàn cãi. Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện tăng vốn lại đi kèm với nỗi lo từ các cổ đông. Bởi hầu hết phương thức tăng vốn và giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng lẫn nhau. Tăng vốn quá nhanh gây áp lực pha loãng cổ phiếu khiến cho tốc độ tăng trưởng EPS chậm lại.Vì sao chậm tăng vốn?

Lựa chọn thời điểm thực hiện là một việc cũng rất đáng cân nhắc của ban lãnh đạo ngân hàng.

Theo nhận định của một lãnh đạo cấp cao ngân hàng, đối với những ngân hàng nhỏ, đặc biệt là chưa niêm yết trên sàn chứng khoán khả năng phát hành thành công cổ phiếu bị giảm một bước khi sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư không lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến ngân hàng chưa quyết thực hiện.

Đối với ngân hàng thương mại nhà nước, vấn đề họ gặp phải là giá cổ phiếu, sự chi phối lớn từ cổ đông Nhà nước và kỳ vọng tăng trưởng thấp hơn so với ngân hàng cổ phần khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét